Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả công tác dân tộc
Lượt xem: 148
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phát triển chính phủ điện tử và Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo triển khai hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện chuyển đổi số trong công tác dân tộc và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
anh tin bai

Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ.

Ban Dân tộc tỉnh ban hành nhiều văn bản, xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, tham mưu, đề xuất giúp Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo thực hiện các chủ trương, đề án, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số; nâng cấp CNTT phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, từng bước chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp sang phương thức làm việc trực tuyến và số hóa tối đa các dữ liệu nhằm tăng hiệu quả thực thi nhiệm vụ. Tổ chức các hội nghị, đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng sử dụng máy tính, truy cập Internet, khai thác, ứng dụng CNTT cho cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức và người dân vùng dân tộc thiểu số…

Nhằm đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT, sẵn sàng phát triển chính phủ điện tử và an toàn thông tin mạng, năm 2022, Ban Dân tộc bố trí 378,5 triệu đồng sửa chữa, mua sắm mới các thiết bị máy tính, nâng cấp thiết bị mạng… đảm bảo 100% công chức, viên chức có máy tính làm việc, nâng cấp, phát triển hạ tầng mạng cục bộ (LAN). Duy trì ứng dụng các phần mềm văn phòng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc; xây dựng hệ thống diễn đàn đối thoại trực tuyến công tác dân tộc... Đến nay, 100% công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc, 100% máy tính được kết nối mạng Internet. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính được trang bị 1 máy tính kết nối Internet, 1 máy in, 1 máy scan, 1 máy photocopy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trang bị đầy đủ trang thiết bị công nghệ, cơ sở thiết yếu để tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác tổ chức cuộc họp trực tuyến phù hợp với yêu cầu đổi mới; lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh tại trụ sở Ban Dân tộc. 

Triển khai hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thực hiện chỉ đạo điều hành công việc trên hệ thống phần mềm tiến đến không sử dụng văn bản giấy trong hoạt động cơ quan. Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Ứng dụng và kết nối các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu chuyên ngành do trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh. 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của cơ quan được cập nhật trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành. Thực hiện cập nhật đầy đủ dữ liệu hồ sơ công chức, viên chức vào phần mềm quản lý cán bộ. Ban Dân tộc triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, đơn vị.

Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác dân tộc đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, 100% công chức đều có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng chuyên môn phục vụ công việc, khai thác tốt các thông tin cần thiết trên Internet để áp dụng vào thực tiễn; 100% máy tính của công chức được cài đặt phần mềm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; hệ thống mạng, hệ thống thông tin cơ sơ dữ liệu về công tác dân tộc của Ban được phê duyệt cấp độ an toàn cấp độ 2. 100% văn bản trình UBND tỉnh và 100% văn bản trao đổi giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện (trừ văn bản mật) dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy); 100% công chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc. Thực hiện hiệu quả chữ ký số chuyên dùng trong trao đổi văn bản điện tử về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và theo chỉ đạo của UBND tỉnh; trên 90% hồ sơ công việc của đơn vị được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực dân tộc được xử lý trên phần mềm một cửa điện tử VNPT-iGate, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Ban Dân tộc thường xuyên duy trì, cập nhật thông tin lên trang thông tin điện tử của Ban và thực hiện công khai các thông tin trên trang thông tin điện tử theo đúng quy định. Cử công chức phụ trách về CNTT đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về CNTT nâng cao hiệu quả công tác. Tổ chức sử dụng và khai thác hiệu quả các tính năng của phần mềm điều hành và quản lý văn bản VNPT - iOffice, iGate phục vụ công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thường xuyên rà soát, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng nội bộ và các thiết bị CNTT tại đơn vị bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ban Dân tộc trên môi trường mạng được thông suốt. Ban Dân tộc tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể công chức, người lao động về chuyển đổi số, ứng dụng số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Công chức, người lao động có sử dụng thiết bị thông minh cài và sử dụng các ứng dụng thông minh mà tỉnh triển khai.

Việc ứng dụng CNTT và chuyên đổi số trong công tác dân tộc đáp ứng việc kết nối tổng hợp thông tin từ hệ thống thu thập tại các huyện, xã trên địa bàn tỉnh; tích hợp trục dữ liệu thuộc hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh liên thông với hệ thống dữ liệu của Ủy ban Dân tộc, góp phần đẩy nhanh quá trình thực thi các quyết sách liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

                                                                                                                                                    Ngọc Dung

Trích nguồn: Báo Cao Bằng điện tử - https://baocaobang.vn